Diễn Đàn Khoa Toán Ứng Dụng
Xin chào, bạn chưa đăng nhập! Nếu chưa có tài khoản, tạo ngay nhé!!!!
Diễn Đàn Khoa Toán Ứng Dụng
Xin chào, bạn chưa đăng nhập! Nếu chưa có tài khoản, tạo ngay nhé!!!!
Diễn Đàn Khoa Toán Ứng Dụng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Khoa Toán Ứng Dụng

Chia sẻ thông tin học tập, tin tức Đoàn Thanh Niên khoa Toán Ứng Dụng nói riêng và Trường Đại Học Sài Gòn nói chung
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng đến với diễn đàn Đoàn khoa Toán - Ứng Dụng. Nếu bạn là thành viên mới thì vui lòng xem topic hướng dẫn nhé!
Vì forum của chúng ta đang sử dụng tên miền free nên đôi lúc có những đoạn flash quảng cáo gây khó chịu khi sử dụng. Mong các bạn thông cảm. Ban quản trị sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian sớm nhất!
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Góc Thư Giãn
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeMon 09 Sep 2013, 13:42 by hienchau

» Thảo luận đoạn làm clip về Sài Gòn Gia Định
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeWed 06 Mar 2013, 16:20 by kietcuabe01

» Điểm Danh Thành Viên
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeSun 03 Mar 2013, 18:39 by kietcuabe01

» Thông báo về việc Tham gia Ủng hộ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá!!!
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeThu 14 Jun 2012, 10:29 by Admin

» Văn bản Mẫu Kết nạp Đoàn viên
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeSun 13 May 2012, 05:48 by Admin

» Văn bản Mẫu Đại Hội
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeFri 11 May 2012, 13:46 by Admin

» Câu chuyện thứ mười lăm...
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeFri 11 May 2012, 02:00 by Shinichiconan

» Câu chuyện thứ mười bốn...
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeFri 11 May 2012, 01:57 by Shinichiconan

» Câu chuyện thứ mười ba...
Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeFri 11 May 2012, 01:55 by Shinichiconan

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Câu chuyện thứ mười hai...

Go down 
Tác giảThông điệp
Shinichiconan
Admin
Shinichiconan


Tổng số bài gửi : 15
Points : 48
Join date : 27/03/2012
Age : 30
Đến từ : DTU1111

Câu chuyện thứ mười hai... Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu chuyện thứ mười hai...   Câu chuyện thứ mười hai... I_icon_minitimeFri 11 May 2012, 01:50

"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..."


Trong đời tôi, tôi đã làm phụ bếp khá lâu và vì vậy xin lấy nghề nghiệp ra đảm bảo cà phê Việt Nam - ngon nhất thế giới. Chỉ có điều phải biết cách pha - phải lọc qua phin...

..........................................

Cà phê tỏa thơm ngào ngạt. Đồng chí Hồ Chí Minh tỏ vẻ hài lòng:

- Các đồng chí thứ lỗi cho: tôi không xin phép trước được mời các đồng chí uống cà phê - Người nói, lẫn lộn tiếng Nga và tiếng Pháp. Khi bắt đầu nói nhanh, đồng chí Chủ tịch tự nhiên chuyển sang nói tiếng Pháp. Mà phải nói, nếu chúng tôi biết tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, và một số tiếng khác, Chủ tịch có thể tiếp chuyện với chúng tôi bằng những thứ tiếng ấy - Nhưng tôi tin các đồng chí không từ chối cà phê này, đây là cà phê Việt Nam, mà trên thế giới không có cà phê nào ngon hơn.

Tôi nói điều này không phải vì tôi là một người yêu nước. Nhưng trong đời tôi, tôi đã làm phụ bếp khá lâu và vì vậy xin lấy nghề nghiệp ra đảm bảo cà phê Việt Nam - ngon nhất thế giới. Chỉ có điều phải biết cách pha - phải lọc qua phin... Như thế này này.... Chủ tịch vui vẻ giới thiệu cách làm. - Và cho đường vừa phải.... Cho phép tôi nhé? - Chủ tịch cho đường vào tách và lấy thìa quấy.

- Ấy chết, đồng chí Hồ Chí Minh - tôi định cưỡng lại - Cái này tôi xin tự làm lấy.

- Không, không. Cứ để tôi.... Bây giờ đồng chí nếm thử xem. Thế nào? Đồng chí thấy chứ? đã bao giờ đồng chí được uống thứ cà phê tuyệt vời này chưa?

Quả thật chưa bao giờ tôi được uống thứ cà phê như thế này!

Nhưng đồng chí Hồ Chí Minh đột nhiên chuyển sang chuyện khác:

- Ấy vậy mà mấy ai đã biết cà phê Việt Nam thế nào? Còn ít người biết lắm. Rất ít!

Đồng chí đại sứ vội lên tiếng:

- Có điều xin Chủ tịch loại trừ chúng tôi ra. Chúng tôi không những chỉ biết mà còn đã mua của Việt Nam rồi.

Chủ tịch quay sang Lêônit Ivanôvich:

- Nhưng chúng tôi có thể sản xuất ra nhiều hơn nữa kìa! Và cái đó chúng tôi có đủ sức - điều tôi định nói tới là như vậy.... Hay chuối.... Các đồng chí ăn đi, xin mời!.... Biết chuyên chở bằng cách nào để khi đến Matxcơva, hay Praha, hay Vacsava, đến khắp nơi nó vẫn tươi như thế này? - Người bóc vỏ một quả - Bằng máy bay ư? Máy bay thì đắt. Đường biển? Lâu quá. Bằng tàu hỏa? Vừa lâu vừa đắt.... Mà kể ra thì chúng tôi có thể xuất cảng một số lượng chuối để có thể đủ cho tất cả mọi người ăn. Ấy nhưng, sao tôi lại đẩy các đồng chí sang đề tài kinh tế ngay như thế này! Các đồng chí là các nhà thơ, nhà văn kia mà.....

- Đồng chí Hồ Chí Minh - tôi nói chen vào - thế đồng chí định loại trừ mình ra khỏi giai tầng các nhà thơ ư? Ấy vậy mà chính tôi là người mang đến đồng chí một món quà, không có gì khác, là tập thơ của chính đồng chí, vừa xuất bản bằng tiếng Nga đây. (1)

Đồng chí Hồ Chí Minh cám ơn, nhận món quà của Antôcônxki, cám ơn cả tôi, như Người nói vì tôi đã bỏ công mang cho Người cuốn sách, nhưng với những lời của tôi Người như về một nhà thơ thì Người không tán thành.

- Nhà thơ gì tôi, đồng chí cứ nói vậy! - Chủ tịch hoàn toàn chân thành thuyết phục tôi - Đây là các đồng chí của tôi đã đưa tôi vào hàng các nhà thơ đấy chứ. Các đồng chí ấy góp nhặt ở đâu đó ra cả tập. Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là người tuyên truyền - tôi cũng không tranh cãi; nhà cách mạng chuyên nghiệp - là đúng nhất. Còn là nhà thơ? - Và người băn khoăn đặt cuốn Nhật kí trong tù lên chiếc đi-văng phía sau.

Tôi bất giác mỉm cười về sự hăng hái đột ngột mà đồng chí Hồ Chí Minh cứ thuyết phục tôi rằng Người không phải là nhà thơ, làm như tôi chưa hề đọc thơ Người hoặc không nhớ những vần thơ ấy.

- Sao đồng chí lại cười? - Đồng chí Hồ Chí Minh hỏi tôi.

- Ấy tôi vừa chợt nhớ những vần thơ khác nhau của một đồng chí, cứ khước từ danh dự nhà thơ:

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.

Những câu thơ thật hay!

Đồng chí Hồ Chí Minh tuy cũng mỉm cười - đáp lại tôi - nhưng vẫn không chịu:

- Tuy nhiên đồng chí vẫn không đúng đâu. Đồng chí thử nghĩ xem: tôi làm những bài thơ ấy để làm gì? Chỉ vì lí do là ở trong tù tôi không thể làm khác. Họ tước đoạt của tôi tất cả.... Và buồn.... Đồng chí có đồng ý với ý kiến tôi không?

Tôi im lặng.

- Thôi được. Nếu như tôi không thuyết phục được đồng chí như một nhà văn, thì tôi cố thuyết phục như một người cộng sản với một người cộng sản. Như tôi hiểu, những người cộng sản chúng tôi, khác biệt mọi người ở chỗ, bất cứ lúc nào và gặp bất cứ việc gì là bắt tay vào đấy, bao giờ chúng ta cũng có chủ định trước: ta làm cái này để làm gì nào? Dù việc gì đi nữa: tôi làm thơ ư, tổ chức đình công ư, hay bây giờ tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa....Việc gì cũng vậy!

Trong khi đó thì khi tôi viết những bài thơ trong tù, tôi làm việc đó cho cái gì? Chỉ để thời gian qua nhanh, để xóa buồn đau. Và hơn thế nữa - đồng chí Hồ Chí Minh vui vẻ nhìn tất cả chúng tôi bằng cặp mắt ngời sáng của mình - tôi, tất nhiên không thể nào lại ngờ rằng trên cơ sở những bài thơ này bao giờ đó người ta lại đưa tôi vào hàng các nhà thơ! Không, nếu như quả thực tôi là nhà thơ hẳn hoi, đã không thể sống mà không sáng tác; là các nhà văn chuyên nghiệp, các đồng chí hẳn biết rõ điều đó. Còn tôi, như các đồng chí thấy đấy, tôi có thể sống thoải mái không cần phải làm thơ. Và trước khi ở tù cũng như sau khi ra tù tôi đã sống, mà không làm thơ!

Chuyện trò với đồng chí Hồ Chí Minh thật thoải mái, như thể anh đã quen biết Người suốt đời rồi.

Từ thơ ca câu chuyện chuyển sang các đề tài của văn học nói chung.

Đồng chí Hồ Chí Minh bắt từng người chúng tôi phải hứa rằng thế nào chúng tôi cũng phải viết về Việt Nam.

- Thì hôm nay là ngày cuối cùng của các đồng chí ở đất nước chúng tôi, có đúng không? Nghĩa là, các đồng chí đã nhìn thấy đất nước chúng tôi. Và thấy nhân dân chúng tôi. Ấy đấy, bây giờ các đồng chí viết đi! Đừng bỏ qua ngóc ngách gây cấn nào hết, đừng im lặng làm ngơ chuyện gì hết. Chúng tôi quả sống vẫn còn rất nghèo, điều đó không thể không đập vào mắt các đồng chí. Các đồng chí cứ viết cả về điều đó, đừng ngại. Nói thật, đó là sự giúp đỡ tốt nhất của bạn bè.

Văn học của chúng tôi, nghệ thuật của chúng tôi cũng luôn luôn tìm tòi những con đường để làm sao có thể kể một cách chân thực hơn và chân thành hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và những suy nghĩ của nhân dân. Tất nhiên, ở chúng tôi cũng còn có những người trong giới văn học nghệ thuật mà điều này còn chưa thấm tới tâm can của họ, biết làm sao được, nhưng tôi muốn nói tới tuyệt đại đa số - và là điều quyết định! - phần lớn các nhà văn và các nhà công tác nghệ thuật của chúng tôi. Mà đó thực sự là những con người tiên tiến, những con người gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Các bạn có gặp các nhà văn của chúng tôi không?

- Có ạ. Với Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, nữ thi sĩ Hằng Phương. Tiếc là nhiều người khác lúc này không có mặt ở Hà Nội.

Đồng chí Hồ Chí Minh luôn đưa tay ra hiệu ngắt lời người phiên dịch: ý nói, cứ vậy Người cũng đã hiểu cả rồi. Đây, Người cũng nhẹ nhàng ra hiệu cho người phiên dịch không phải dịch, quay sang nói với tôi bằng tiếng Nga:

- Sao lại đáng tiếc? Ngược lại, họ đi khắp đất nước là rất tốt. - Và đến đây Chủ tịch biết gần như về tất cả mọi chi tiết công việc mỗi nhà văn đang làm - Như tôi biết, Người nói, chính Tô Hoài người mà các bạn đã gặp, hàng năm đều đi đến các vùng dân tộc ít người ở miền núi, nơi anh ấy đã chiến đấu và tổ chức các đội du kích, cái đó cũng rất tốt. Hằng Phương - các bạn cũng đã làm quen với nữ thi sĩ ấy - trong thời gian cải cách ruộng đất đã về nông thôn và ở đó cùng lao động với nông dân. Do đó thơ của cô ấy như các bạn hiểu đấy, chỉ hay hơn mà thôi. Và Nguyễn Đình Thi bao giờ cũng gần gũi với nhân dân. Cả nhà thơ xuất sắc Tố Hữu của chúng tôi cũng vậy.

Chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta. Khi chúng tôi nói với các nhà hoạt động văn học nghệ thuật điều đó, bằng chính cái đó chúng tôi kêu gọi làm giàu cho họ chứ không phải làm giàu cho văn học và nghệ thuật nghèo đi....

Chỉ có bon thực dân Pháp âm mưu sa đọa những người Việt Nam có học - mà số người ấy mới ít ỏi làm sao! - chúng nói rằng nhân dân chỉ cần thứ văn hóa loại hai. Và vì thế chúng gửi sách sang đây không phải V.Huygô và A.Phơrăngsơ mà là Klôt Farrê và sách của cái ông.... tên ông là gì nhỉ, à, hiện nay đang là Bộ trưởng....- Chủ tịch nheo mắt cười mai mỉa. Bộ trưởng Bộ Văn hóa.... của Đờ Gôn.... à - à, Manrô.... chúng rất quảng cáo cho ông ta.... chúng gửi cả thầy giáo đồng bào của chúng sang đây. Và phim ảnh cũng vậy. Kể ra, thì họ cũng ganh đua với ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tất nhiên lớn hơn nhiều. Còn bây giờ trí thức sáng tác của chúng tôi đang đi theo con đường đúng duy nhất xây dựng một nền văn học và nghệ thuật xã hội của chủ nghĩa về nội dung dân tộc về hình thức.

Đồng chí Hồ Chí Minh lặng đi trong giây lát, suy nghĩ. Sau đó Người nói tiếp:

- Có điều các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần phải dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại, tôi muốn nói điều khác. Nói đến việc phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô Viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Không thể lấy từ nghệ thuật của dân tộc khác chỉ riêng mặt nào đó - chẳng hạn, tính ước lệ nổi tiếng của văn nghệ Trung Quốc - cái đó sẽ chẳng hay ho gì; văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình.

.... Một lần nữa Chủ tịch mong muốn chúng tôi trở về sẽ viết về những điều đã thấy ở Việt Nam:

- Viết về mọi cái! Nếu các bạn thích cảnh trí lạ, mà các bạn thấy, hãy viết cả về nó; đó cũng là Tổ quốc của chúng tôi...

Rut Bersatxki

Các đường xích đạo hai bước, Nhà xuất bản
Nhà văn Liên Xô, Matxcơva, 1967.
Bản dịch: Thúy Toàn
Về Đầu Trang Go down
 
Câu chuyện thứ mười hai...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu chuyện thứ mười...
» Câu chuyện thứ mười một...
» Câu chuyện thứ mười ba...
» Câu chuyện thứ mười bốn...
» Câu chuyện thứ mười lăm...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Khoa Toán Ứng Dụng :: Góc Thư Giãn :: Giai Thoại Chủ Tịch Hồ Chí Minh-
Chuyển đến